Kế hoạch phát triển “Thành phố túi xách quốc tế”


Trung Quốc giờ này không còn hài lòng với danh hiệu “công xưởng của thế giới” nữa. Giờ đây quốc gia này đang có những chính sách thúc đẩy việc tạo ra những giá trị thương hiệu chất lượng cao nhằm khẳng định vị trí số một của mình trên bản đồ những thương hiệu mang tầm quốc tế.
Tham vọng lớn
“Trùm” sản xuất túi xách của Trung Quốc – Karohy Shi đang muốn đánh dấu trên bản đồ thời trang thế giới một cái tên mới - Bình Hồ, “thành phố của những chiếc túi xách” - với thương hiệu Newcomer. Tham vọng của nhà sản xuất này là Bình Hồ sẽ vươn xa vượt qua cả những thành phố thời trang danh tiếng của thế giới như Milan, London hay Paris…

Nhưng những gì mà “ông trùm túi xách” của Trung Quốc làm được cho thành phố ven biển cách Thượng Hải gần 100km này còn vượt qua cả việc sản xuất những chiếc túi xách dành cho các tín đồ thời trang nước ngoài. Mục đích của Karohy Shi còn hướng đến việc giúp các doanh nghiệp địa phương phát triển thương hiệu riêng ở thị trường trong nước và nhân rộng chuỗi giá trị đó ra toàn cầu. “Nếu chúng tôi không làm, có thể 5 năm tới hầu hết các nhà máy ở đây sẽ phải phá sản”. Karohy Shi nói.
Newcomer là một trong những nhà máy sản xuất túi xách lớn ở Bình Hồ với khoảng 50.000 công nhân. Hiện nay nó đang đối mặt với một nguy cơ sụt giảm doanh thu lớn do chi phí đầu vào nguyên liệu thô cao và khủng hoảng kinh tế ở Châu Âu bởi 70 – 80% sản phẩm của hãng là để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
‘Thành phố túi xách’ và bí mật của kinh tế Trung Quốc
Ảnh sưu tập - tui xach Đặng Thành
Bắc Kinh muốn các doanh nghiệp nội địa tập trung làm ra những thương hiệu quốc tế và chuyển đổi các dây chuyền lắp ráp cho các hãng nước ngoài thành những nhà khởi tạo các giá trị cao cấp của riêng họ.
Kịch bản tương tự này đang diễn ra khắp nơi ở các công xưởng khổng lồ của Trung Quốc, nơi đã tạo ra hơn 2 nghìn tỷ USD doanh thu từ việc xuất khẩu túi xách trong năm vừa qua.
Shi là một ví dụ cho lớp các nhà doanh nghiệp đứng đầu năng động của Trung Quốc muốn nhìn thấy sự phát triển của nền kinh tế trong nước và trở thành một tấm gương điển hình trong việc đối đầu với thách thức và tăng trưởng khi Chính phủ nước này thay đổi chiến lược của các nhà máy nhằm dần thoát khỏi phụ thuộc vào xuất khẩu.
Bắc Kinh muốn các doanh nghiệp nội địa khai thác sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc, tập trung làm ra những thương hiệu quốc tế và chuyển đổi các dây chuyền lắp ráp cấp thấp cho các hãng nước ngoài như Apple và Wal-Mart thành những nhà khởi tạo các giá trị cao cấp của riêng họ.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn các hãng sản xuất trong nước vươn tới những chuỗi giá trị cao hơn, tránh ra khỏi cái gọi là “bẫy thu nhập trung bình” nơi mà sự khởi tạo giá trị bị đình trệ bởi thị phần đang mất vào tay các đối thủ cạnh tranh chi phí thấp hơn ở nước ngoài và sự vươn tới các quốc gia có thu nhập cao dần mất hy vọng. Hiện nay, ở các nước trước đây vẫn nổi tiếng là thị trường tiêu dùng không sản xuất như Mỹ và Châu Âu đã bắt đầu hiểu ra tầm quan trọng của việc nắm giữ sản xuất. Chính sách gia công của họ dần đang được thay đổi với việc họ không hoàn toàn thuê các công ty ở Trung Quốc nữa mà họ tìm đến những thị trường lao động rẻ hơn hoặc sẽ giữ lại những phần đem lại giá trị thặng dư cao nhất cho chính người lao động ở nước mình.
Đảng Cộng Sản Trung Quốc sợ rằng sự bất mãn của người dân có thể bùng phát, thậm chí là thất nghiệp sẽ gia tăng khi Trung Quốc thất bại với mô hình xuất khẩu lao động. Hiện nay Trung Quốc vẫn tiếp tục nhận các đơn đặt hàng túi xách của nước ngoài và có tăng trưởng doanh thu từ các đơn hàng túi xách này. Tuy nhiên trong tương lai, nếu tiếp tục chỉ làm gia công túi xách, mô hình phát triển kinh tế này sẽ chết.
Thị trường nội địa động lực mới
Kế hoạch phát triển “Thành phố túi xách quốc tế” của Karohy Shi sẽ đặt tất cả các nhà bán lẻ, bán buôn, các thương nhân, các nhà cung cấp nguyên liệu thô, thiết kế và cung cấp dịch vụ về một địa phương nhằm mục đích cắt giảm chi phí và sự phụ thuộc vào xuất khẩu túi xáchđể phát triển thị trường và thương hiệu nội địa.
‘Thành phố túi xách’ và bí mật của kinh tế Trung Quốc
Ảnh sưu tập - tui xach Đặng Thành
Một góc thành phố Bình Hồ (thành phố túi xách )- tỉnh Triết Giang - Trung Quốc.
Giờ đây, các nhà làm thị trường ở Trung Quốc hiểu rằng, thời kỳ của việc đi đâu cũng mang cùng một chiếc túi xách đã qua. Người Trung Quốc đang giàu lên, xu hướng tiêu dùng cũng thay đổi, người ta không thể mang một chiếc túi xách để cùng đi làm, rồi đi dự tiệc hay đi du lịch được, họ sẽ bị cười nhạo vì sự “quê mùa” đó. Và thói quen tiêu dùng mới này chính là một thị trường tiềm năng cho các nhà sản xuất khai thác ở ngay chính trong quốc gia của mình.
Nhu cầu tiêu dùng của các quốc gia đang sụt giảm rất mạnh, chi phí thì ngày đang tăng cao khiến cho nhu cầu thay đổi trở nên cấp thiết. Rất nhiều nhà xuất khẩu đang phải cắt giảm hết cỡ các chi phí để tồn tại.
Sự sụt giảm lần thứ 2 của các đơn đặt hàng túi xách trong 4 năm khiến cho chỉ số tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc chỉ đạt mức 7,8% so với năm 2011. Và nó chỉ đạt khoảng 2,7% so với cùng kỳ tháng 8 năm ngoái. Bộ Thương mại Trung Quốc dự đoán mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn trong các tháng tới đây và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới mục tiêu tăng trưởng 10% của năm 2012.
Đó không phải là tin tốt cho quốc gia có sản lượng xuất khẩu chiếm 31% GDP trong năm 2011, cung cấp gần 200 triệu việc làm và mức tăng trưởng thấp nhất là 7,7% kể từ năm 1999.
Trong khi đó, mức tăng trưởng doanh số bán lẻ trung bình ở mức 14% GDP trong năm nay đã củng cố thêm niềm tin rằng Bắc Kinh phải thay đổi cơ cấu kinh tế Trung Quốc đối với tiêu dùng nội địa.
Một bản báo cáo của Ngân hàng Thế Giới đóng tại Bắc Kinh dự kiến thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc sẽ tăng đến 16.000 USD so với mức 5000 USD như hiện nay, với 2/3 hoạt động kinh tế được dự báo là sẽ đến từ nhu cầu tiêu thụ trong nước, khác hẳn so với tỷ lệ dưới 50% của hiện tại.
Các báo cáo khác cho thấy sự thay đổi có thể diễn ra sớm hơn so với sự mong đợi của các nhà hoạch định chính sách. Các nhà phân tích của McKinsey cho rằng tằng lớp tiêu dùng chủ đạo của Trung Quốc có thể đạt tới 400 triệu người có mức thu nhập hộ gia đình từ 16.000 USD đến 34.000USD vào năm 2020 và Trung Quốc sẽ trở thành thị trường tiêu dùng đứng thứ 2 thế giới vào năm 2015.
Nâng cao tay nghề của người lao động
Một trong những cách mà doanh nghiệp Trung Quốc đang tiến hành triệt để trong việc cắt giảm chi phí là nâng cao tay nghề cho người lao động. Cách thức sản xuất mới, quy trình sản xuất mới sẽ phải cần thay đổi kỹ năng sử dụng. Các doanh nghiệp nước này đã đầu tư cho các địa phương trong việc đào tạo lại cho người lao động bị sa thải từ công việc cấp thấp.
Đầu tư cho tay nghề người lao động đã cao hơn so với năm ngoái. Sự thay đổi cấu trúc trong kinh tế Trung Quốc đang dần rõ rệt. Rõ ràng thời thế đang buộc các doanh nghiệp Trung Quốc phải điều chỉnh và nâng cấp cả công nghệ lẫn tay nghề lao động cho phù hợp.
Khi đem năng suất lao động của lớp công nhân được đào tạo kỹ năng tốt hơn với một nước gia công có trình độ tay nghề thấp hơn, các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc đã thấy được giá trị của việc có trong tay những thợ lành nghề.
Tuy nhiên, Trung Quốc hiện nay cũng vấp phải một vấn đề lớn về việc tạo ra nguồn nhân lực phục vụ thực sự cho nền kinh tế phát triển, đó là việc một bộ phận lớn người trẻ chỉ thích hưởng thụ và không thích làm việc trong các nhà máy. Xu hướng tâm lý thích làm thầy hơn làm thợ, đòi hỏi lương cao hơn đang khiến cho các chủ doanh nghiệp đau đầu trong bài toán đào tạo và giữ gìn nguồn nhân lực chất lượng cao của mình.



-------------------------------------------------
Trung tâm mua sắm thời trang Đặng Thành chuyên cung cấp các loại giày hiệu , giày thời trang ,giày cho tuổi teen , giay da ... và các mẫu giày đẹp , giày namgiày nữ trên toàn thế giới

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.